Nội thất trường mầm non những lưu ý khi thiết kế
Thiết kế nội thất trường mầm non cần lưu ý những điều gì? Thiết kế nội thất mầm non sẽ khác nhau khi khu vực trường khác nhau, từ diện tích, lớp học, hành lang cầu thang phải thiết kế phù hợp với trường học nơi đó.
Đối với các bậc phụ huynh, khi lựa chọn một ngôi trường mầm non để cho con em mình theo học, bên cạnh chất lượng giáo viên, cơ sở vật chất...thì thiết kế nội thất trường mầm non cũng là yếu tố nhận được rất nhiều sự quan tâm. Đơn giản bởi những thiết kế này sẽ là “người bạn đồng hành” quan trọng trong suốt quá trình vui chơi, học tập của các bé.
Khi thiết kế nội thất trường mầm non, chúng ta nên tập trung vào việc phân tích bố cục và trang trí không gian. Các họa tiết trên tường, bảng viết, màn hình máy chiếu, đồ chơi mô phỏng các hình con vật, cây cỏ từ thiên nhiên,…, sẽ chính là những công cụ để các bé học tập và phát triển. Chính vì thế, ở các không gian này, chúng ta nên lựa chọn các gam màu sắc tươi sáng, nổi bật để tạo cảm giác vui tươi, hứng thú cho trẻ khi học tập, vui chơi.
Thiết kế nội thất trường mầm non - Những điều nên biết
Không như việc thiết kế các ngôi trường ở cấp bậc cao hơn - đã có những mô tip nhất định, ngôi trường mầm non đòi hỏi nhiều hơn sự sáng tạo nhưng vẫn cần tuân thủ theo những quy chuẩn nhất định. Việc thiết kế bố cục và không gian đóng vai trò rất quan trọng. Những họa tiết, họa văn trang trí, hình vẽ, đồ chơi, dụng cụ học tập….với đủ mọi hình dáng, màu sắc bắt mắt, đáng yêu sẽ giúp khơi dậy trí tò mò , sự thích thú từ đó nâng cao khả năng, óc sáng tạo của các bé để có hành trang đầy đủ nhất cho quá trình phát triển sau này. Những đồ vật có gam màu sáng, rực rỡ như đỏ, vàng, xanh nổi bật trên nền trắng chủ đạo thường được đa số các trường mầm non áp dụng.
Bên cạnh đó, do đặc thù, ở lứa tuổi các bé, việc hiếu động, nghịch ngợm và thích khám phá tất cả mọi thứ ở xung quanh là điều không thể tránh khỏi, chính vì lẽ đó, các thiết bị nội thất trường mầm non cần hạn chế đến mức tối đa nhất các sản phẩm có góc cạnh, sắc nhọn và thay vào đó là các sản phẩm, vật dụng có góc tròn hoặc sử dụng những miếng dán bằng nhựa, cao su...hoặc để xa tầm tay của các bé. Hệ thống chiếu sáng cũng cần được đầu tư, thiết kế sao cho phù hợp với lứa tuổi đồng thời bảo đảm sự an toàn tuyệt đối. Ngoài ra, lứa tuổi của các bé theo học tại các trường mầm non là từ 1 - 6, do đó, các sản phẩm, vật dụng với màu sắc đa dạng, có tính giáo dục cao sẽ giúp việc hình thành tư duy và phát triển suy nghĩ của các bé được cải thiện đáng kể.
Những tiêu chuẩn thiết kế nội thất trường mầm non
Để cho các bậc phụ huynh có một cái nhìn thực tế hơn, chúng tôi xin gửi đến những tiêu chuẩn trong thiết kế nội thất của một ngôi trường mầm non:
1. Để xây dựng một ngôi trường mầm non, nhà trẻ ít nhất phải có từ ba nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trở lên. Số trẻ không được ít hơn 50 và cũng không được vượt quá 20 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo để tránh tình trạng quá tải, hạn chế không gian cũng như sự quan tâm , chăm sóc dành cho các bé.
2. Đối với các nhóm, lớp không đủ 50% số trẻ tối đa thì có thể tiến hành ghép nhóm, lớp.
3. Đối với các khu vực đặc thù như: miền núi, vùng sâu, vùng xa tùy theo điều kiện cụ thể có thể tổ chức các điểm trường bằng cách thêm các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trên các địa bàn khác nhau.
4. Trường mầm non bắt buộc phải có đầy đủ không gian xây dựng, sân chơi, cây xanh, đường đi và một số công trình khác…
5. Đối với khu vực nông thôn và miền núi, diện tích sử dụng bình quân tối thiểu 12m2/bé còn đối với khu vực thành phố hay thị xã, con số này là 8m2/bé.
6. Thiết kế cầu thang - Một vật dụng không thể thiếu trong các trường mầm non cần bảo đảm các yêu cầu sau:
- Độ dốc tiêu chuẩn là từ 22 - 24 độ
- Chiều rộng cầu thang không được nhỏ hơn 1,2 m.
- Độ cao bậc cầu thang không được cao quá 12 cm
- Tay vịn cho các bé phải cao từ 0,5 - 0,6 m (tính từ bậc mặt thang đến tay vịn).
- Ngoài ra lan can cầu thang không được thấp hơn 90 cm, phải có chấn song chắc chắn đồng thời không được sử dụng các thanh chắn ngang, khoang cách giữa các thanh chắn phải nhỏ hơn 10 cm để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các bé
7. Thêm một yếu tố khá quan trọng nữa là không gian vui chơi ngoài trời của các bé. Yêu cầu phải rộng rãi, thoáng mát, bảo đảm đủ cây xanh đồng thời không có các chướng ngại vật.
Có thể dễ dàng nhận ra rằng khi thiết kế trường mầm non tư thục, việc sáng tạo để mang đến cho các bé nhiều hơn những khoảng không gian vui chơi, giải trí để thúc đẩy ba yếu tố trí - thể - mỹ đồng thời bảo đảm sự an toàn tối đa là điều tối quan trọng mà bất cứ ngôi trường nào cũng phải đáp ứng.
Một số hình ảnh nội thất trường mẫu giáo tiêu biểu
Phòng học của các bé nên thiết kế nhiều màu sắc tươi sáng, sặc sỡ thu hút và tạo hứng thú cho các bé. Bàn ghế và dụng cụ học tập có kích cỡ phù hợp với lứa tuổi của các bé.
Bàn ghế cho các bé nên có hình tròn hoặc các góc, cách cạnh và góc được tạo tròn đều tạo an toàn cho trẻ nhỏ. Nên làm bằng chất liệu phù hợp và an toàn đối với các bé.
Nên có các chấn song ở cửa ra vào, và phải là song dọc, độ rộng giữa 2 song không lớn hơn 10cm. tuyệt đối không làm chấn song ngang.
Diện tích trường mầm non cần phù hợp, tối thiểu bình quân 12m2/bé đối với khu vực nông thôn và miền núi; 8m2/bé đối với khu vực thành phố và thị xã.
Khu vực sân chơi nên rộng rãi có nhiều cây xanh thoáng mát, tránh các vật cản khiến các bé ngã trong quá trình vui chơi.
Với một số thông tin mà chúng tôi cung cấp, hy vọng rằng các bậc phụ huynh đã có một cách chính xác và tổng quan hơn để từ đó có thể lựa chọn một ngôi trường phù hợp nhất cho các mầm non tương lai của mình.